Hương Vị Trà Ngon Mà Bạn Nên Biết

Hương Vị Trà Ngon Mà Bạn Nên Biết
Ngày đăng: 21/05/2022 07:36 PM

     

    Một “từ điển” mô tả vị trà dưới đây sẽ giúp bạn có thể diễn tả được chính xác hương vị của trà khi thưởng thức. Không có một từ ngữ riêng biệt nào có thể mô tả hết hương vị của trà vì thế bạn có thể kết hợp từ ngữ lại với nhau và cảm nhận.

    3 khía cạnh giúp bạn có thể đánh giá một loại trà đó là: Mùi hương, vị và dịch trà.

    Mùi hương của trà.

    Mùi hương của trà được cảm nhận bằng mũi, khi pha trà các chất tinh dầu có trong trà sẽ tạo ra mùi hương riêng biệt cho từng loại trà. Hương vị trà mang đến mùi thơm giúp bạn có thể thư giãn và cảm thấy thoải mái khi thưởng thức. Đối với những ai yêu trà, có lẽ mùi hương trà là yếu tố quan trọng giúp họ có thể quyết định dùng trà trước khi nếm thử hương vị. Hương thơm của trà có khả năng “đánh thức: cảm xúc mạnh mẽ trong tâm trí bạn theo hướng tích cực giúp bạn thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi. An trà đã giúp bạn tổng hợp các hương vị trà phổ biến, mong bạn có thể chọn được mùi hương giúp bạn cảm thấy thư thả khi thưởng trà:

    Mùi thân thảo: 

    Đây là mùi giống như các mùi cây thân thảo, khi thưởng thức bạn có thể cảm nhận được mùi hương của cốm, mùi lá khô, mùi cỏ cắt…

    Hương vị biển: 

    Bạn có thể cảm nhận được mùi vị của biển khi sử dụng các loại trà xanh Nhật Bản khi thưởng thức, mùi trà khiến bạn liên tưởng đến gió biển, rong biển…

    Hương hoa:

    Mùi hương rất phổ biến, khi pha trà bạn có thể ngửi được các mùi hương hoa nhài, hoa hồng, hoặc hoa kim ngân.

    Hương vị trà

    Hương trái cây:

    Có những loại trà mang theo mùi hương trái cây tinh tế chẳng hạn như: hương của quả mơ, quả đào đến trái cây nhiệt đới.

    Hương gia vị:

    Mùi hương của trà còn có thể giúp bạn liên tưởng đến các hương vị làm bánh như: Quế, đinh hương, nhục đậu khấu…

    Hương bơ sữa:

    Có những loại trà, khi pha bạn sẽ ngửi được những hương thơm ngọt ngào pha chút béo ngậy làm bạn không khỏi nghĩ đến hương bơ sữa ngọt ngào, mật ong, vani.

    Mùi đất:

    Tinh dầu trong trà còn mang đến hương vị của đất, mùi đất ẩm, bụi, đá, lá ẩm ướt cho đến sồi và thông.

    Hương gỗ:

    Mùi hương gỗ dịu nhẹ cũng được bắt gặp trong các loại trà quý hiếm như trà Gỗ Hương.

    Mùi cháy: 

    Mùi cháy mà An Trà muốn nói đến không phải mùi cháy của lá trà, mà là mùi hương trà giống như mùi của cà phê rang hay bánh mì nướng…

    Mùi thảo mộc:

    Trong trà thảo mộc hoặc những loại trà khác nếu có thành phần là thảo mộc sẽ tạo cho trà mùi hương của thảo mộc như mùi xạ hương, bạc hà, thì là…

    Mùi hạt:

    Mùi hạnh nhân, quả phỉ, hay hạt dẻ cũng là một trong những mùi hương phổ biến của trà.

    Mùi lá trà:

    Mùi lá trà, là mùi cơ bản của lá trà sau khi được sấy khô và thu hoạch. 

    Vị Trà.

    Trà có 5 vị cơ bản:

    Mỗi loại trà sẽ mang các vị khác nhau, tạo nên đặc trưng riêng biệt của chúng nhưng vị phổ biến là trước đắng, hậu ngọt về sau.

    Nước trà.

    Nước trà chứa đựng những tinh túy có trong trà, vì thế đây là một tiêu chỉ không thể bỏ qua khi thưởng trà.

    Nước trà chát

    Vị chát trong nước trà là do chất tanin tạo ra, đôi khi còn kèm theo một chút vị khô.

    Nước trà đầy

    Đây là từ dùng để mô tả nước trà “đầy khối”, có độ đầy và kết cấu tốt.

    Nước trà xuôi:

    Dùng để diễn tả vị trà ít chát, dễ chịu và tạo cho bạn cảm giác mềm mại.

    Nước trà “bám miệng”

    Cảm giác “viên mãn”, sảng khoái khi uống trà, hương vị còn đọng lại sau khi thưởng trà.

    Hương vị của trà sánh mịn

    Nước trà dẻo

    Mô tả độ sánh của nước trà.

    Phấn

    Nước trà có vị chát nhẹ, khi uống cảm giác như có một lớp bột mịn vương trên đầu lưỡi.

    Nước trà gắt

    Cảm giác đắng ngắt, se mạnh trong miệng khi thưởng thức, thường là do ngâm trà quá lâu hoặc do trà hỏng.

    Đằm

    Mô tả nước trà ngon, dầy nước.

    Tròn

    Tương tự như nước trà bám miệng, từ tròn dùng để miêu tả hương vị trà lấp đầy trong khoang miệng.

    Mượt

    Nước trà “nhờn”, hơi dai nhưng lại mượt như lụa.

    Mịn

    Nước trà có vị chát nhẹ nhưng không gây khó chịu.

    Cứng

    Vị chát nhiều, dư vị còn vương lâu trên đầu lưỡi sau khi thưởng thức.

    Dịu

    Nước trà dịu, không gằn.

    Nhờn

    Nước trà bám miệng, có vị béo.

    Nhung

    Nước trà dầy như nhung.

    Lỏng

    Nước trà không có vị chát, không sánh, không kết dính.

    Với mỗi loại trà khác nhau và cách pha trà khác nhau, hương vị trà cho ra cũng sẽ khác nhau. Chính những điều đó đã tạo nên sự đa dạng và phong phú trong hương vị của trà. Bạn hãy theo dõi các bài viết của An Trà để khám phá thêm nhiều điều thú vị trong giới thưởng trà nhé!

     

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline