Trà Đạo Việt Nam - Nghệ Thuật Pha Trà Độc Đáo

Trà Đạo Việt Nam - Nghệ Thuật Pha Trà Độc Đáo
Ngày đăng: 22/05/2022 10:32 PM

    Trà đạo Việt Nam.

    Trà đạo Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng vẫn mang những nét đặc trưng riêng biệt. So với trà đạo Nhật Bản và trà đạo Trung Quốc, trà đạo Việt Nam lại mang nét mộc mạc, đơn giản, và thuần khiết. 

    Đối lập hoàn toàn với “trà thất” được bày trí tỉ mỉ, gọn gàng thì đạo trà Việt Nam rất đỗi bình dị. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh người Việt Nam đàm đạo về trà dưới những cây đa đầu làng hay những lũy tre cuối ngõ. 

    Nghệ thuật pha trà Việt.

    Nét đặc trưng của trà đạo Việt là sự mộc mạc, bình dị nhưng điều đó không đồng nghĩa với sự qua loa khi pha trà. Trà Việt mang hương vị đậm đà ngọt chát và để có một tách trà ngon như thế đòi hỏi sự hòa quyện giữa trà và người nghệ nhân pha trà. Nghệ thuật pha trà không đơn giản chỉ là thao tác pha nước nóng vào trà mà nó còn là cách người nghệ nhân thả hồn mình vào trong tách trà giúp người thưởng trà nhận được tách trà ngon với nhiều cung bậc cảm xúc.

    Nghệ thuật pha trà đạo Việt Nam

    Trà cụ.

    Để giữ được vị trà trọn vẹn, dụng cụ pha trà từ ấm trà, chén trà, hũ đựng trà…cũng là một phần trong nghệ thuật pha trà.

    Ấm trà

    Ấm trà thường được sử dụng trong nghệ thuật pha trà Việt là những loại ẩm nổi tiếng như ấm chén Tử Sa, ấm chén cổ Bát Tràng…Mỗi loại ấm đều được làm từ chất liệu đặc biệt giúp hương vị trà được lưu giữ lâu hơn.

    Chén trà

    Trong trà đạo Việt Nam chén trà được chia làm hai loại đó là chén tống và chén quân:

    Khay đựng trà

    Có nhiều loại khay được sử dụng giúp cho bàn trà của bạn trở nên nho nhã và lịch sự. Mỗi loại khay đều có kích thước và màu sắc khác nhau từ họa tiết cầu kì cho đến đơn giản, mộc mạc.

    Hũ đựng trà

    Hũ đựng trà giúp giữ cho trà không bị ẩm mốc.

    Bộ dụng cụ đong trà

    Trong nghệ thuật pha trà, trà phải được đong đếm bằng trà cụ, không được dùng tay lấy hay ước lượng trà như vậy sẽ không hợp vệ sinh và gây mất thiện cảm đối với người thưởng trà.

    Trà đạo Việt Nam

    Trà cụ khác

    Ngoài những loại trà cụ trên, ấm đựng nước pha trà hay bộ lọc trà cũng được xem như một loại trà cụ.

    Nguyên tắc khi thưởng thức trà Việt.

    Tuy đơn giản là thế nhưng trà đạo Việt Nam vẫn có một số nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc khi thưởng thức trà đạo Việt Nam mà bạn cần nhớ đó là “Nhất thủy - Nhì trà - Tam bôi - tứ bình - Ngũ quần anh”.

    Nhất thủy

    Nước thứ nhất dùng để pha trà, nước này phải là nguồn nước tinh khiết lấy từ thiên nhiên. Nước trà được đun sôi và để nguội ở nhiệt độ từ 75 độ đến 90 độ C để trà khi pha không bị mất đi hương vị vốn có.

    Nhì trà

    Nhì trà là nói đến chất lượng của trà dùng để pha. Trà phải có đủ 5 tiêu chí: sắc, thanh, khí, vị, thần. Nghĩa là, trà phải có màu sắc thanh tao, mùi vị dịu nhẹ nhưng không nhạt, nhiệt độ vừa đủ, vị chát ngọt hậu và cuối cùng là “thần” sự lôi cuốn của trà khiến người ta khó quên được khi thưởng thức.

    Tam bôi

    Bôi ở đây là chỉ chén trà, khi thưởng trà phải chuẩn bị đủ chén trà, chén trà phải được tráng qua nước sôi để giữ được nhiệt độ trà.

    Tứ bình

    Bình được sử dụng thường là các loại ấm đất pha trà được nung ở nhiệt độ cao, giữ được nhiệt và hương vị trà.

    Ngũ quần anh

    Bạn trà - Khi thưởng trà còn có những người bạn trà cùng đàm đạo chuyện nhân sinh.

    Bên cạnh những nguyên tắc trên bạn cần tham khảo cách pha trà trà đạo Việt Nam để có được một tách trà ngon.

    Nghệ thuật thưởng trà Việt.

    Dâng trà - Ngón tay giữa đỡ lấy chén, ngón trỏ và ngón cái đỡ miệng chén, đây gọi là “tam long giá ngọc” thể hiện sự cung kính, tôn trọng đối với người dâng trà.

    Đáp lại - Để đáp lại người dùng trà nâng chén bằng hai tay, cúi đầu và nhận lấy chén trà.

    Uống trà - Từ tốn, nhấp môi từng ngụm nhỏ để cảm nhận hương vị trà.

    Thưởng trà không chỉ là đơn giản là uống trà mà đó là cách chúng ta cảm nhận hương vị trà, cái “hồn” mà các nghệ nhân pha trà đặt vào từng chén trà. 

    Trà đạo Việt Nam tuy đơn giản mộc mạc nhưng cũng không kém phần tinh tế. Mang trong mình những nét đặc trưng riêng, trà đạo Việt Nam đã trở thành nét văn hóa, nghệ thuật nơi đất Việt. Càng tìm hiểu về trà Việt, chúng ta càng thêm trân quý văn hóa của dân tộc, người nghệ nhân pha trà và người trồng trà. Nhấp một ngụm trà ta cảm thấy thư giãn, nhấp hai ngụm trà giúp ta gắn kết các mối quan hệ, nhấp ba ngụm trà ta thấy sức khỏe trở nên dồi dào hơn. 

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline