Cách phân loại trà.
Nếu trả lời câu hỏi, có bao nhiêu loại trà trên thế giới, có lẽ sẽ không có một đáp án cụ thể nào cho bạn. Bởi lẽ, trà được chế biến từ loại cây Camellia Sinensis, nhưng đây là loại cây có đến 9 giống khác nhau. Người Việt Nam đa phần tiếp cận được các loại trà ở Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ...nhưng trà ở các nước Tây Âu thì rất ít được thưởng thức.
Vậy làm cách nào để phân loại các loại trà ngon trong khi có nhiều loại trà đến thế. Thật ra, các chuyên gia thưởng trà đã dùng một trong 5 giai đoạn chế biến trà để dùng làm thước đo phân loại trà.
Tùy theo cách chế biến trà, nhưng về cơ bản trà được chế biến qua 5 bước cơ bản.
- Thứ nhất: Hái chè.
- Thứ hai: Tách nước.
- Thứ ba: Làm dập.
- Thứ tư: Oxy hóa.
- Thứ năm: Làm dập.
Trong 5 giai đoạn chế biến chè, giai đoạn được dùng để làm thước đo phân loại các loại trà xanh đó là giai đoạn oxy hóa trà.
Giai đoạn oxy hóa trà là giai đoạn thúc đẩy enzyme ở trong lá trà tiếp xúc với không khí từ đó làm thay đổi các thành phần có trong trà. Đây là giai đoạn rất quan trọng trong chế biến trà vì nó quyết định hương vị của trà sau khi được chế biến.
Dựa trên mức độ oxy hóa trà được chia làm 3 nhóm cơ bản:
- Trà xanh: Không oxy hóa.
- Trà Ô Lông: Oxy hóa một phần.
- Trà đen: Oxy hóa toàn phần.
Ngoài ba nhóm trà cơ bản này, còn có các nhóm trà khác như: Bạch trà, Hoàng trà, Hồng Trà...
Các loại trà tốt cho sức khỏe.
Để có thể phân biệt các loại trà thượng hạng, bạn hãy cùng An Trà tìm hiểu về sự khác nhau cũng như công dụng của từng loại trà nhé!
Trà xanh.
Tên các loại trà thường được đặt theo màu sắc của chúng. Trà xanh hay còn được gọi là lục trà vì nước trà có màu xanh hoặc xanh vàng, vị trà mang một chút đăng chát. Vì không trải qua quá trình oxy hóa như trà Ô Lông hay trà đen, nên trà xanh vẫn còn giữ được sắc xanh trên lá trà. Màu sắc của trà xanh có thể là màu xanh xám, xanh đen, xanh vàng nhưng khi pha với nước lá trà cho ra màu xanh lục tươi mát.
Ở Việt Nam, trà xanh là loại trà rất phổ biến và xuất hiện sớm nhất ở thời ông cha ta. Khi nhắc đến trà xanh, chúng ta không thể không kể đến các loại trà nổi tiếng ở Thái Nguyên, trà Nõn Tôm, trà Bắc Thái...
Không chỉ riêng các loại trà ở Việt Nam, các loại trà nổi tiếng của Trung Quốc khi được nhập khẩu cũng được rất nhiều người Việt yêu thích và thưởng thức như: Trà Long Tĩnh, Bích Loa Xuân, Lục Quân Phiến...
Cách chế biến trà xanh.
Vì không phải trải qua quá trình oxy hóa, nên để chế biến trà xanh chỉ cần thực hiện 4 giai đoạn: Hái chè, làm héo, vò chè và sấy khô. Giai đoạn quan trọng nhất trong chế biến trà xanh đó là giai đoạn dùng nhiệt để ngăn chặn quá trình oxy hóa trà. Các giai đoạn làm héo, vò chè và sấy khô được thực hiện liên tục để quá trình oxy hóa không được diễn ra.
Đối với cách chế biến truyền thống, trà xanh có thể được phơi, sao tay và sấy khô hoàn toàn bằng tay.
Công dụng của trà xanh.
Trà xanh có thể giúp bạn giữ được tinh thần tỉnh táo, lọc thận, lợi tiểu và kháng khuẩn, chống viêm ổn định, chống ung thư...Vì trong trà xanh có chứa các chất caffeine, polyphenol...và các chất vitamin khác có trong lá trà.
Trà Ô Lông.
Khác với trà xanh có vị hơi đắng chát, trà Ô Lông được rất nhiều người Việt ưa chuộng vì vị trà ngọt ngào pha lẫn với vị chát mềm mại có hương hoa, hương gỗ...rất thanh mát. Đây là loại trà được xếp vào nhóm “thanh trà” vì trà Ô lông được lên men khoảng từ 20% đến 80%, màu nước trà pha xanh sang vàng hoặc có màu hổ phách, nâu đỏ.
Cách chế biến trà Ô lông.
Cũng như các loại trà khác, trà Ô Lông cũng được chế biến qua 5 giai đoạn, trong đó giai đoạn oxy hóa trà được lặp lại nhiều lần để đạt được hương vị mong muốn. Một mẻ trà Ô Lông chất lượng cần phải trải qua ít nhất 32 giờ chế biến liên tục.
Công dụng.
Nhờ quá trình oxy hóa chất caffein trong lá trà liên kết với chất tanin tạo nên hương vị chút ngọt pha lẫn với vị đắng chát, làm mùi hương trở nên đa dạng và giúp người dùng giải tỏa căng thẳng.
Uống trà Ô Lông giúp bạn nâng cao sức đề kháng, chống suy thận, giảm bệnh béo phì và ngăn ngừa tình trạng sâu răng.
Trà Đen.
Lá trà được oxy toàn phần nên trà thành phẩm sẽ có màu đen, nước trà pha ra có màu đỏ nâu, mùi thơm nồng nhưng vị đắng chát lại mạnh hơn các loại trà trước đó. Hương thơm của trà đen giữ được rất lâu, thậm chí khi bạn để trà trong tủ hơn 1 năm vẫn giữ được hương thơm của lá trà.
Trà Đen là loại trà không được phổ biến nhiều ở Việt Nam, do khẩu vị của người Việt ưa chuộng trà xanh và trà Ô lông nhiều hơn. Bạn có thể tìm thấy trà đen khi mua các nguyên liệu chế biến trà sữa.
Cách chế biến trà đen.
Khác với các loại trà khác, trà đen là loại trà duy nhất không áp dụng quá trình diệt men. Quá trình oxy hóa trà đen là sự phản ứng hóa học khiến chất polyphenol trong trà giảm 90% và sinh ra các chất khác Theaflavin và Thearubigins.
Công dụng.
Trà đen có công dụng giúp bạn làm ấm cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường chức năng tim mạch.
Bạch Trà.
Bạch trà sinh trưởng tốt ở các vùng Tây Bắc, nơi có nhiệt độ thấp. Gọi là Bạch Trà vì búp trà có lớp lông mao trắng bao phủ. Nước trà khi pha có màu vàng nhạt, trong vị trà thanh mát, vị đắng chát dịu nhẹ nhất trong các loại trà. Vì được chế biến từ búp trà, nên giá loại trà này rất cao và đắt hơn so với các loại trà khác.
Cách chế biến Bạch trà.
Để chế biến Bạch trà chỉ cần thực hiện các bước hái trà, làm héo và hong khô. Các giai đoạn sản xuất Bạch trà được rút gọn vì muốn giữ lại các lông mao trên lá trà, tránh nhiệt độ cao làm cháy các lông mao.
Công dụng của Bạch trà.
Trong các búp trà có rất nhiều chất dinh dưỡng và các loại vitamin, tạo cho bạn cảm giác thư giãn, thoải mái khi thưởng trà và tăng cường miễn dịch, chống ung thư.
Trà Phổ Nhĩ.
Trà Phổ Nhĩ là một trong các loại trà Trung Quốc thượng hạng, được trồng ở vùng núi Tây Bắc và Vân Nam. Trà Phổ Nhĩ thường có dạng hình khối, bánh và dạng viên...Vì là một trong các loại trà thượng hạng nên vị trà Phổ Nhĩ cũng rất đặc trưng nước trà pha có màu đỏ hoặc nâu đen mang theo hương vị của mùi gỗ mục, mùi đất...trà Phổ Nhĩ thưởng thức càng lâu sẽ càng thơm ngon hơn.
Công dụng của Trà Phổ Nhĩ.
Trà Phổ Nhĩ có công dụng làm ấm, vì thế khi bạn thưởng thức trà có thể nghe câu ngâm “Hạ uống Long Tĩnh, đông uống Phổ Nhĩ”. Bên cạnh làm ấm cơ thể, trà Phổ Nhĩ còn giúp bạn giảm mỡ máu, tăng cường sức khỏe gan và tim mạch.
Hoàng Trà.
Hoàng trà là loại trà rất ít gặp và có lịch sử lâu đời ở Trung Quốc. Loại trà này có màu vàng khi pha, lá trà màu vàng mang theo hương vị thanh mát.
Hoàng trà là loại trà thường được dùng để vua chúa thưởng thức, ngày nay Hoàng trà có giá khá cao và đắt đỏ.
An Trà hi vọng, bài viết trên đây sẽ giúp bạn phân biệt được sự khác nhau của các loại trà và có thể thưởng thức vị đa dạng của các loại trà trong nghệ thuật uống trà của người Việt. Để hiểu thêm về trà, bạn hãy đồng hành cùng An Trà trong các bài viết sắp tới nhé!